XtGem Forum catalog
Gamejavapk.wap.sh
HOME 3G Văn Học
[Văn 11] ông Huấn Cao
Đề 3: Khi đánh giá về viên quản ngục trong tác phẩm chữ người tử tù, nhà văn Nguyễn Tuân có viết: Trong hoàn Cảnh đề lao,.... Hỗn loạn xô bồ.
Hãy phân tích nhân vật viên quản ngục để làm sáng tỏ nhận định trên.

Nguyễn Tuân là cây bút xuất sắc của nền văn học Việt Nam cả trước và sau cách mạng tháng tám. ''Chữ người tử tù'' là một trong những tác phẩm xuất sắc của ông trong tập truyện ''vang bóng một thời''. Bên cạnh nhân vật Huấn Cao một con người toàn thiện hoàn mĩ thì viên quản ngụ cũng là một nhân vật có những vẻ đẹp đáng quý nhưng có điều ông đang rơi vào một hoàn cảnh oái ăm
Vì thế, khi đánh giá về viên quản ngục nhà văn Nguyễn Tuân có viết: ''trong hoàn cảnh đề lao, người ta sống bằng tàn nhẫn, bằng lừa lọc, tính cách dịu dàng và lòng biết giá người, biết trọng người ngay của viên quan coi ngục này là một âm thanh trong trẻo chen vào giữa một bản đàn mà nhạc luật đều hỗn loạn xô bồ'':
Nếu Huấn Cao là biểu tượng của cái đẹp, cái thiện thì nhân vật viên quản ngục lại hiện ra với một vẻ đẹp hướng thiện. Nếu như tính cách của nhân vật Huấn Cao có phần một chiều bất biền và đơn giản trước những tình huống bất ngờ thì ngược lại viên quản ngục lại có sự vật động về tính cách. Trước khi là quản ngục ông cũng là một người biết đọc vở nghĩa sách thánh hiền, là một người lương thiện, tử tế, lại được chữ thánh hiền bồi đắp cho thiên lương nên tâm hồn sớm nảu nở niềm đam mê cái đẹp: ''cái sở nguyện cao quý của viên quan coi ngục này là có một ngày kia được treo ở nhà riêng mình một đôi câu đối do chính tay ông Huấn Cao viết''.
Nhưng sự đời run rủi và ông trời nhiều khi chơi ác đem đày ải cái thuần khiết vào giữa một đống cặn bã. Và những người thẳng thắng lại phải ăn đời, ở kiếp với lũ quay quắt. Quản ngục rơi vào chốn tăm tối vì vậy phẩm chất đã bị hen ố đi ít nhiều hay nói cách khác trong hoàn cảnh đề lao dường như chỉ tồn tại hai thứ: cái ác, cái xấu, tàn nhẫn, lừa lọc và những đau khổ, tuyệt vọng. Tình cờ, viên quản ngục gặp được Huấn Cao trong hoàn cảnh cực kì éo le, giữa chốn ngục tù, người mà ông luôn ngưỡng mộ giờ đang là một tử tù còn ông là quan coi ngục, một tình huống đầy kịch tính được mở ra: ''trên bình diện xã hội họ là những kẻ đối nghịch nhau, nhưng ở bình diện nghệ thuật họ lại là tri âm, tri kỉ. Kẻ cầm đầu cuộc khởi nghĩa chống lại triều đình lại là một nghệ sĩ tài hoa với nghệ thuật thủ pháp nổi tiếng còn kẻ đại diện cho luật pháp triều đình lại là người có tấm lòng biệt nhởn, liên tài. Cuộc kì ngộ lạ lùng ấy khiến cho lòng say mê cái đẹp trong quản ngục sống dậy hết sức mạnh liệt, có thể bất chấp cả tính mạng, địa vị để cốt mong sao xin cho được chữ của ông Huấn.
Tuy nhiên, ông đang rơi vài một hoàn cảnh đầy thử thách: mấy ngày cuối cùng trong cuộc đời ông Huấn vì mai mốt đây ông Huấn sẽ bị giải vào trong kinh để hành hình. Quản ngục vẫn thừa biết tính cách của ông Huấn ''vốn khoảnh, trừ chỗ tri kỉ ông ít chịu cho chữ'', điều khiến cho viên quản ngục khổ tâm nhất là có một ông Huấn Cao trong tay mình, dưới quyền mình mà không biết làm thế nào xin cho được chữ. ''Không cam đảm giáp mặt một con người cách xa y nhiều quá, y chỉ lo mai mốt đây ông Huấn bị hành hình mà không kịp xin được mấy chữ thì ân hận suốt đời mất''.
Nhân vật viên quản ngục được nhà văn xây dựng với một bút pháp đậm chất hiện thực gần với cuộc đời hơn, điều đó cho thấy tài năng nghệ thuật của Nguyễn Tuân. Lúc ở công đường viên quản ngục tỏ ra oai phong, bệ vệ, chu đáo trong công việc. Khi tiếp nhận công văn có sáu tên tù án chém, viên quản ngục băn khoăn, nghĩ ngợi nhưng rồi những đường nhăng nheo của một bộ mặt tư lự bây giờ đã mất hẳn. Ở đấy ''giờ chỉ còn lại một mặt nước ao xuân bằng lặng, kín đáo và êm nhẹ''. Điều đó chứng tỏ quản ngục không chỉ là kẻ biết thi hành phận sự mà còn là một nhân vật có đời sống nội tâm sâu sắc. Đó là người có tính cách dịu dàng và lòng biết giá người. Điều đáng quý ở viên quản ngục là một lòng hướng thiện, tôn thờ cái đẹp, say mê cái đẹp để hi vọng tự giải thoát mình.
Để thoả mãn sở nguyện cao quý, quản ngục đã tự hạ mình xuống trước mặt tử tù, nhẫn nhục chấp chận sự khinh bạc để xin cho được chữ. Về bản chất đó chính là sự ngưỡng mộ trước cái đẹp, bị cái đẹp và nhân cách cao thượng của ông Huấn Cao thuyết phục viên quản ngục cũng trở nên cao đẹp.Đó cũng chính là điểm gặp gỡ để trở thành tri âm, tri kỉ của hai con người cách xa nhau về vị trí xã hội. Trước lời khuyên chân thành của ông Huấn Cao viên quản ngục rất cảm động nghẹn ngào tỏ rõ thái độ ăn năn, hối hận vì đã chọn nhầm nghề.
Cùng với nhân vật Huấn Cao, nhân vật viên quản ngục đã góp phần hoàn thiện giá trị tư tưởng của tác phẩm: những con người có lương tri, có tình yêu nghệ thuật đó là những con người tốt và sẽ luôn bất tử''. Nghệ thuật xây dựng nhân vật tinh tế tạo tình huống truyện độc đáo, xây dựng cảnh cho chữ sinh động là một trong những thành công của tác phẩm.
Đánh Giá sản phẩm




• LIÊN HỆ VÀ HỖ TRỢ
SMS: 01635514395
hocsinhonline2013.wap.mu@gmail.com
Tags: http://gamejavapk.wap.sh/new-update2/Vienquannguc
SEO : Bạn đến từ :

1 | 1 l 1 l 8331