[Văn 11] Vẻ Đẹp Nhân Vật Huấn Cao
Đề 2: Phân tích vẻ đẹp của hình tượng nhân vật Huấn Cao trong tác phẩm Chữ Người Tử Tù của nhà văn Nguyễn Tuân.
Nguyễn Tuân là cây bút xuất sắc của nền văn học Việt Nam cả trước và sau cách mạng tháng tám. Trước cách mạng, Nguyễn Tuân nổi tiếng với tập truyện ''Vang bóng một thời'' viết về những con người tài hoa nghệ sĩ với những thú chơi tao nhã như: ''viết chữ đẹp, uống trà đẹp, đánh bạc bằng thơ''...
Trong đó nổi bật là hình tượng ông Huấn Cao trong tác phẩm ''Chữ người tử tù''. Đó là một người anh hùng với vẻ đẹp tài hoa khí phách, thiêng lương trong sáng.
Huấn Cao là một người mẫu có thực của thế kỉ XIX, đó là nhà thơ, nhà thủ pháp nổi tiếng thế kỉ XIX. Qua ngòi bút tài hoa của Nguyễn Tuân, nguyên mẫu lịch sử này càng hiện lên sáng ngời trên từng con chữ.
Ngay từ đầu tác phẩm, tài năng của ông Huấn hiện lên như phủ kín cả bầu trời tỉnh Sơn, điều đó càng khẳnh định qua lời trò chuyện của viên quản ngục và thầy thơ lại: "Tôi nghe ngờ ngợ. Huấn Cao? Hay là cái người mà vùng tỉnh Sơn ta vẫn khen cái tài viết chữ rất nhanh và rất đẹp đó không?''. Điều làm cho bọn ngục quan phải kiêng nể không chỉ là tài viết chữ đẹp mà còn là tài bẻ khoá vượt ngục của ông Huấn. Những kẻ theo học đạo nho thường trung quân một cách mù quán, nhưng đối với ông Huấn, ông Huấn đã lựa chọn một con đường khác đó là con đường đấu tranh để giành lại quyền sống cho người dân vô tội. Vì cầm đầu bọn phản nghịch mà ông Huấn đã bị triều đình phán sử tội chết và chờ ngày ra pháp trường. Trước uy quyền của nhà lao, khí phách của ông Huấn càng tỏ sáng, những trò tiểu nhân thị oai doạ dẫm của bọn tiểu lại giữ tù càng làm cho ông Huấn thêm phần ngang ngạo. Ông vẫn giữ thái độ bình thản, xem thường: ''dỗ gông đập rệp, hóm hỉnh đùa vui, Huấn Cao cúi đầu thúc mạnh thanh gông xuống thềm đá tảng đáng thình một cái'' làm tan vỡ đi chốn trang nghiêm nơi ngục tù. Đó là thái độ ngang tàn, bất chấp luật pháp của xã hội đơn thời.
Người xưa thường nói: ''Nhất nhật tại tù, thiên thu tại ngoại'', thay vì buồn rầu, chán nản ông Huấn vẫn thản nhiên nhận rượu, thịt ăn uống no say xem đó như một việc vẫn làm thuở bình sinh lúc chưa bị giam cầm.
Đối với quản ngục Huấn Cao còn tỏ thái độ lạnh lùng, khinh bạc xưng hô ta - ngươi '' Ngươi hỏi ta muốn gì, ta chỉ muốn có một điều là nhà ngươi đừng đặt chân vào đâu''. Cách trả lời ngang tàn, ngạo mạn, đầy trịch thượng bởi vì Huấn Cao vốn hiên ngang, kiên cường '' đến cái cảnh chết chém ông còn chẳng sợ nữa là. Ông không thèm đếm xỉa đến sự trả thù của những kẻ đã bị mình xúc phạm''. Điều đấy chứng tỏ ông Huấn rất ý thức về vị trí của mình trng xã hội, ông biết đặt vị trí của mình lên trên những thứ cặn bã của xã hội đơn thời.
Bên cạnh dũng khí ngất trời của một bậc hảo hán, vẻ đẹp của Huấn Cao còn là vẻ đẹp của một con người tài hoa. Ông Huấn có tài viết chữ đẹp, tài viết chữ đẹp của Huấn Cao trở thành biểu hiện của nét đẹp văn hoá cao quý một thời ''chữ ông Huấn đẹp lắm, vuông lắm'' đẹp đến mức người ta khao khát ngưỡng vọng. ''Có được chữ ông Huấn mà treo là như có được một vật báu trên đời''. Tuy nhiên, ông Huấn lại là người có ý thức giữ gìn cái đẹp có lòng tự trọng '' Ta nhất sinh không vì vàng ngọc hay quyền thết mà ép mình viết câu đối bao giờ''. Nỗi khổ của viên quản ngục là có ông Huấn Cao trong tay mình, dưới quyền mình mà không làm thế nào có được chữ ông Huấn. Quản ngục và ông Huấn Cao là hai con người ở hai thế giới cách biệt, đối lập nhau: '' quản ngục đại diện cho thế lực nhà tù nắm giữ pháp luật, còn Huấn Cao là kẻ tử tù. Huấn Cao là người sáng tạo ra cái đẹp, quản ngục là người yêu cái đẹp lại là người bị ông trời chơi ác: '' đem đày ải những cái thuần khiết vào giữa một đống cặn bã''. Trên bình diện xã hội, họ là hai kẻ đối lập nhưng trên lĩnh vực nghệ thuật họ lại là tri âm, tri kỉ. Lúc hiểu được tấm lòng viên quản ngục ông Huấn lặng nghĩ mỉm cười ngạc nhiên: ''ta cảm cái tấm lòng biệt nhỡn liên tài của các người. Nào ta có biết đâu một người như thầy quản đây mà lại có sở thích cao quý như vậy. Thiếu chút nữa, ta đã phụ mất một tấm lòng trong thiên hạ''. Lời nói ấy rất chân tình xúc động chứng tỏ Huấn Cao không chỉ hiên ngang, khí phách mà còn có lương tâm trong sáng.
Vẻ đẹp toàn diện của Huấn Cao được Nguyễn Tuân tập trung miêu tả trong cảnh cho chữ - một cảnh tượng xưa nay chưa từng có. Nhà văn đã dồn hết bút lực của mình, huy động vốn ngôn ngữ tâm huyết, tài năng nghệ thuật để tạo một không khí cổ xưa hoành tráng để cái đẹp được toả sáng.
Lời khuyên của Huấn Cao đối với viên quản ngục lại một lần nữa khẳng định cái đẹp và thiêng lương của người: ''Ở đây lẫn lộn. Ta khuyên thầy Quản nên thay chốn ở đi'', chỗ này không phải là nơi để treo một bức lụa với những nét chữ vuông vắng, tươi tắn, nó nói lên hoài bão tung hoành của một đời người. Lời khuyên ấy đã khẳng định cái đẹp, cái thiêng lương không bao giờ và không khi nào lại có thể chung sống với cái xấu, cái ác: ''ở đây khó giữ thiêng lương cho lành vững và rồi cũng nhem nhuốc cả mất cái đời lương thiện đi''. Một lời khuyên hết sức chân thành đã làm cho viên quản ngục rất cảm động: ''vái người tù một vái, chắp tay nói một câu mà dòng nước mắt rỉ vào kẻ miệng làm cho nghẹn ngào: ''kẻ mê muội này xin bái lạy''. Câu nói ấy đã cho thấy cái đẹp, cái thiện đã chiến thắng tuyệt đối. Cái đẹp của nghệ thuật đã xoá nhoà mọi khoảng cách và ranh giới, đưa mọi người đến gần nhau trong cái đẹp Chân-Thiện-Mĩ
Thành công của ''chữ người tử tù'' là ở tạo tình huống truyện độc đáo, xây dựng nhân vật tinh tế. Lúc đầu họ là hai kẻ đối lập nhưng sau lại thống nhất hài hoà cùng toả sáng, tạo màu sắc lịch sử cổ kính bi tráng cho tác phẩm